JustPaste.it

Phân tích Vợ nhặt chi tiết nhất

Các bài phân tích Vợ nhặt Kim Lân dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé! 

phân tích bài Vợ nhặt

Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với hơi thở của người nông Bắc bộ Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này như: “Làng”, “Vợ nhặt”, “Con chó xấu xí”,…Tác phẩm “Vợ nhặt” được trích từ tập truyện “Con chó xấu xí” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca ca ngợi vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động nghèo.

“Vợ nhặt” là tác phẩm xoay quanh tình huống truyện anh Tràng nghèo khổ, xấu xí ế vợ giữa nạn đói năm Ất Dậu, chỉ một câu nói bông đùa, bốn bát bánh đúc, hai hào dầu mà Tràng có được vợ. Nói đúng hơn là có vợ theo mà không tốn tền cưới xin. Sau đêm tân hôn của đôi vợ chồng son, cuộc sống gia đình Tràng bắt đầu nhen lên ngọn lửa của niềm tin. Bà cụ Tứ – mẹ Tràng thì rạng rỡ hẳn lên. Người vợ nhặt thì hiền hậu đúng mực khác với vẻ chao chát ngoài chợ. Kết thúc tác phẩm là chi tiết lá cờ đỏ cùng đoàn người đi phá kho thóc Nhật.

Tìm hiểu vào tác phẩm ta thấy Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng, sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp. Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò thuê. Anh sống với mẹ già, gia cảnh nghèo túng. Cái được gọi là “nhà” thì luôn “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhộn những búi cỏ dại”. Đã vậy Tràng lại có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Ngay đến cả tên gọi cũng là tên gọi của một loại đồ vật dùng trong nghề mộc. Với vài nét bút phác họa đơn giản, Tràng hiện lên có phần giống với những thằng đần, thằng ngốc trong truyện cổ tích. Nhưng Kim Lân không có ý định viết truyện cổ tích với thằng đần, thằng ngốc mà ông đang kể về một sự thật, một sự thật đắng lòng về cái đói và tình người năm đói. Thật ra hôm đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràng cũng biết, người như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò cùng anh”. Tràng hò để xua đi nỗi mệt nhọc trong người và chẳng có ý trêu ghẹo ai cả. Ai ngờ có người đàn bà đói đến xông xáo đẩy xe thật.  Nhưng vì đùa vui nên Tràng đã không giữ đúng thỏa thuận với câu hò. Nhưng Tràng cảm thấy hạnh phúc biết bao khi gặp lại cái “cười tít mắt của Thị” bởi “từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứ như vậy đâu”.

Hôm sau gặp lại khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì bất ngờ có người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng xỉa với hắn “điêu, người thế mà điêu”. Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe cho mình. Trước mặt hắn là một người đàn bà thảm hại đã bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách: “Thị gầy sọp hẳn đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo rách như tổ đỉa”. Thấy người đàn bà rách rưới thảm hại, Tràng động lòng thương. Có ai ngờ được rằng trong con người thô kệch ấy lại có một tấm lòng thương người cao cả. Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn mà còn ăn rất nhiều “bốn bát bánh đúc”. Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuôn đồ lên xe rồi về”. Nói đùa thế thôi ai ngờ Thị về thật. Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết “thóc gạo này đến cái thân mình chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất tại thời điểm đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi “Chậc kệ”. Chỉ một từ “kệ” thôi, Tràng như đã bỏ sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho hạnh phúc gia đình.

Trong hoàn cảnh khốn cùng, Tràng vẫn khát khao hạnh phúc và có ý thức tạo dựng mái ấm gia đình. Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc “bỏ tiển ra mua cho thị cáo thúng con để đựng vài thứ lặt vặt”, Tràng con hào phóng “mua hai hào dầu để thắp sáng”. Trên đường về, hôm nay Tràng có niềm vui lạ, một niềm hạnh phúc tràn ngập khiến mặt Tràng cứ “phớn phở khác thường”. Thỉnh thoảng lại còn cười nụ một mình. Lúc thì hắn đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia, lại muốn nói đùa một câu, lại cứ thấy ngường ngượng. Kim Lân đã cho người đọc thấy được sự biến chuyển tâm lí của Tràng. Khi về đến nhà, lúc đầu Tràng thấy “ngượng nghịu” rồi cứ thế “đứng tây ngây ra giữa nhà, chợt hắn thấy sờ sợ”. Nhưng lúc đó chỉ là cảm giác thoáng qua thôi. Hạnh phúc lớn lao quá khiến Tràng lấy lại được thăng bằng nhanh chóng. Lúc sau tràng lại tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ có phần ngạc nhiên sửng sốt, không dám tin đó là sự thật “hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Đó là sự ngạc nhiên trong sung sướng.

top20baiphantichtacphamvonhatcuakimlanhaynhat696x468.jpg

Xem thêm: