JustPaste.it

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất

Các bài mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Sơ đồ tư duy Bài ca ngắn đi trên bãi cát

#phantichbaicanganditrenbaicat #danybaicanganditrenbaicat #sodotuduybaicanganditrenbaicat

Cao Bá Quát cũng đồng thời nói lên một sự thực mang tính quy luật: người tỉnh trên cõi thế, giữa thời loạn luôn là người gánh chịu nỗi cô đơn. Cô đơn nên mới một mình vất vưởng trên sa mạc mà cũng là hoang mạc – thời đại. người nghệ sĩ – kẻ sĩ chân chính cũng phải biết chấp nhận cô đơn, đau buồn mới tạo cho mình một tư thế khả dĩ đối mặt với đời.

Tứ thơ của “Sa hành đoản ca” – trong những câu thơ cuối đang thực sự vận động với nội lực đầy day dứt, trăn trở như sắp bùng phát cơn bão tố của lòng người:

   Trường sa trường sa nại cừ hà?

   (Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây?)

Một câu thơ, một câu hỏi – tự nó ngân vang lời bi thiết trước hiện trạng như bế tắc, bần cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt: Đường thật nhiều ám ảnh, ghê sợ mà “bước đường bằng phẳng thì mờ mịt”!

“Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát, chợt cất lên tiếng thơ, tiếng hát khởi phát từ lòng người, thật lạ:

   Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca

   (Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”)

Cái hay và ấn tượng trong những con chữ của Cao Bá Quát là ở chỗ: Tác giả dùng chữ “ca” (hát) chứ không dùng chữ “thuyết” (nói). Thế nên không thể: “Thính ngã nhất xướng cùng đồ thuyết” (hãy nghe ta nói lời đường cùng).

Nỗi bi phẫn, u uất trong lòng, làm sao chỉ giải toả bằng lời nói thường tình? Phải cuồng ca, sảng ca – những lời ca dậy lửa, dậy sóng từ con tim đang ngập tràn nỗi đau và niềm kiêu hãnh. Khúc ca bi tráng của Cao Bá Quát đã đến độ cao trào của cảm hứng. Trước cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của cát… phải biết đi tìm sự giải thoát cho số phận:

   Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

   Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

   (Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,

   Phía nam núi Nam sóng muôn đợt)

Nhà thơ họ Cao chợt tìm đến mà hạ bút kết lại “Sa hành đoản ca” trong một câu thơ lạ. Và, cũng chính vì lạ mà chợt nâng cao và rộng mở, tầm cảm xúc và suy tư cho toàn bộ thi phẩm; tứ thơ cũng đột ngột dâng trào từ hình thức nghi vấn.

   Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

   (Anh còn đứng làm chi trên bãi cát)

Bài thơ khép lại bằng câu hỏi với bao nhiêu băn khoăn, u uất. Nhưng, cũng chính từ câu chữ ấy, lại đánh thức sự tung phá và giải thoát cho con người và cảnh ngộ. Với Cao Bá Quát, con đường giải thoát cho số phận mình là tìm đến và tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương (1854) chống lại triều Nguyễn. Từ buồn đau, bế tắc và cô đơn, trước bãi cát mịt mùng nghiệt ngã của cuộc đời – tiên sinh họ Cao tìm đến kiêu hãnh giữa thiên nhiên khoáng đạt vĩnh hằng như tâm sự của ông trong một bài thơ chữ Hán khác – “Quá Dục Thuý Sơn”:

   Thiên địa hữu tư sơn

   Vạn cổ hữu tư tự

   Phong cảnh dĩ kì tuyệt

   Nhi ngã diệc lai thử

   (Trời đất có núi ấy

   Muôn thuở có chùa này

   Phong cảnh đã kì tuyệt

   Lại thêm ta đến đây)

top15baiphantichbaibaicanganditrenbaicathaynhat696x425.jpg