JustPaste.it

Dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng Inbox

On Friday, November 27, 2020, 4:51 PM, Richard Nguyen <noidnguyen@gmail.com> wrote:
Danh mục của tất cả các tác phẩm của dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng cho những anh chị nào ái mộ văn tài trong sáng, trác tuyệt, nhẹ nhàng và lãng mạn như những vần thơ tuyệt tác của dịch giả này:
Cô Gái Đồ Long
Thiên Long Bát Bộ
(Lục Mạch Thần Kiếm
Hư Trúc Kỳ Truyện)
Kiếm Rồng Sáo Phượng 
Lưỡng Thủ Quái Nhân
Võ Lâm Bát Tiên
Hoả Long Thần Kiếm
Thái Âm Khí Công Chưởng
Song Nữ Hiệp Hồng Y
Võ Lâm Tsm Tuyệt
Trảm Lư Bảo Kiếm
Bích Huyết Kiếm
Thần Châu Tam Kiệt
Võ Lâm Tam Tuyệt
Cờ Rồng Tay Máu

https://webtruyen.com/tac-gia/tu-khanh-phung/
https://truyentienhiep.net/tac-gia/tu-khanh-phung
https://truyenfull.vn/tac-gia/tu-khanh-phung/
https://truyencuatui.net/tac-gia/tu-khanh-phung.html/
https://wattpad.vn/tac-gia/tu-khanh-phung/
https://truyenbathu.vn/tac-gia/tu-khanh-phung/
https://truyen24h.net/tac-gia/tu-khanh-phung/
https://truyendkm.com/truyen/co-rong-tay-mau/
N D Noi
On Nov 27, 2020, at 5:48 PM, Noi D Nguyen <noidnguyen@gmail.com> wrote:
Sau này tôi nhờ người mua sách Chưởng tại Sàigòn sau năm 1990 vả gũi cho tôi
Bà con tôi cho biết, không còn cuốn nào của dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng nữa.
Nghe nói sau năm 1975, các cuốn sách chưởng bị đốt hết vì là Văn chuong đồi trụy, ru ngủ quần chúng, có đúng không.
Anh Côi viết về dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng đi vì tôi rất ái mộ.

Các tác phẩm của dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng:
Cô Gái Đồ Long
Thiên Long Bát Bộ
(Lục Mạch Thần Kiếm
Hư Trúc Kỳ Truyện)
Kiếm Rồng Sáo Phượng
Lưỡng Thủ Quái Nhân
Võ Lâm Bát Tiên
Hoả Long Thần Kiếm
Thái Âm Khí Công Chưởng
Song Nữ Hiệp Hồng Y
Võ Lâm Tsm Tuyệt
Trảm Lư Bảo Kiếm
N D Nội
======
Trích dẫn cho nhung anh chị nào thích truyện chưởng:
========
Từ đó, truyện chưởng Hồng Kông bắt đầu bùng nổ trên báo chí miền Nam VN, khi cùng lúc xuất hiện hai dịch giả Tiền Phong (thường gọi là “Sìn Phoóng”, tên Việt là Từ Khánh Phụng) ngoài 50 tuổi, người Minh Hương, và Tam Khôi (người gốc Hải Nam). Có thể tuyên bố Từ tiên sinh là vị sứ giả đầu tiên đưa truyện chưởng Kim Dung đến Sài Gòn qua bộ Bích huyết kiếm, còn Tam Khôi dịch bộ Anh hùng xạ điêu.
Tờ Đồng Nai đăng nhiều kỳ truyện dịch của Tiền Phong (Cô gái Đồ Long), còn tờ Dân Việt khai thác tài dịch thuật của Tam Khôi, tờ Báo Mới, đăng bộ Thần điêu đại hiệp và hàng chục tờ báo (trong số đó có một số nhật báo Hoa ngữ như Thành Công, Tân Văn Khoải báo, Luân Đàn Mới, Nhân Nhân, Quang Hoa, Á Châu, Kiến Quốc…) đua nhau đăng truyện chưởng. 

 “Có báo sắp khai tử, nhờ đăng Cô gái Đồ Long mà hồi sinh mãnh liệt, lượng phát hành tăng vọt”!
Tên truyện của Kim Dung được nhiều báo khai thác theo những cách khác nhau, như trường thiên tiểu thuyết Thiên long bát bộ, có báo đặt tên là A Tỷ Kiều Phong, báo thì đăng Lục mạch thần hiếm, có báo lại là Cô Tô Mộ Dung…
Truyện chưởng (kiếm hiệp tân kỳ) đã làm cho nhiều người, nhất là thanh niên, say như điếu đổ, với những Võ lâm ngũ bá, Cô gái Đồ Long, Võ lâm tuyệt địa, Lưu Hương đạo soái, Tiếu ngạo giang hồ, Kiếm sĩ si tình, Giang hồ hiệp khách, Tướng cướp Liêu Đông, Lục mạch thần kiếm, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc Đỉnh Ký, Thiên long bát bộ… Từ Đài Loan, Hồng Kông, sách chưởng của những Mộ Dung Mỹ, Gia Cát Thanh Vân, cổ Long, Ngọa Long Sinh, Nhược Minh, Nam Kim Thạch, Độc Cô Hồng, Điển Ca, Kim Dung, Trần Thanh Vân, Trần Trung Vân… tràn vào Sài Gòn – Chợ Lớn qua tờ Minh Báo từ Hương Cảng (Hồng Kông), với hơn 30 nhà xuất bản (NXB) tranh nhau in truyện chưởng như An Hưng, An Thành, Bừng sống, Đại Hưng, Đông Hưng, Đông Phương, Hương Hoa, Quyền sống, Vui Sống, Vân Thành, Sông Hữu, Sông Xanh, Trung Thành, Trường Giang, Thành Phương, Thời Đại, Thế Kỷ, Tổ Hợp Tiến, Tổ Hợp sống…

Có năm NXB in 5 bộ chưởng của Ngọa Long Sinh, trong đó có bộ dài tới 2.000 trang; có ít nhất sáu NXB in sách chưởng của Gia Cát Thanh Vân. Trong hơn mười bộ sách chưởng của cây bút này, có bộ Tứ hải quần hùng dài hơn 1.300 trang, bộ Đoạt hồng kỳ dài hơn 1.500 trang. Không hề kém cạnh, sách chưởng của Cổ Long được bốn NXB in khoảng 11 bộ, cộng chung lại gần 40 tập, tròm trèm 13.000 trang!

Nổi bật hơn cả là truyện chưởng Kim Dung, đạt mức kỷ lục: hơn 20 bộ, trong đó Cô gái Đồ Long gồm 6 tập với 2.370 trang; Lục mạch thần kiếm (8 tập) cộng lại tới 2.400 trang; Anh hùng xạ điêu cũng 8 tập với 2.820 trang, còn Tiếu ngạo giang hồ có tới 15 tập với ngót 3.000 trang.

Từ khi thể loại truyện chưởng tràn ngập Sài Gòn – Chợ Lớn, lập tức xuất hiện một “guồng máy dịch thuật”: Từ Khánh Vân, Từ Khánh Phụng, Thương Lan, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Phương Thảo, Khưu Văn, Dương Quân, Quần Ngọc, Lão Son Nhân, Điền Trung Tử, Lã Phi Khanh… Phan Cảnh Trung dịch ít nhất 10 bộ chuởng của sáu tác giả, in ở năm nhà xuất bản, trong khi đó chỉ từ năm 1969 đến 1973, riêng Thương Lan đã dịch không dưới 62 bộ chưởng của 5 tác giả, in ở 5 NXB khác nhau, còn Hàn Giang Nhạn thì dịch ít nhất 25 bộ truyện chưởng, in ở năm NXB (riêng sách chưởng Kim Dung là 14 bộ gồm 102 tập với ngót 25.000 trang)! Đặc biệt, bộ Ỷ thiên Đồ Long ký (tức Cô gái Đồ Long) của Kim Dung do Từ Khánh Phụng dịch (NXB Trung Thành – 1966) thu hút hàng trăm ngàn độc giả thuộc mọi tầng lớp.
Bên cạnh việc tranh nhau phóng tác, in truyện chưởng, cải biên truyện chưởng thành truyện tranh, viết truyện chưởng… giả, người ta còn bày ra những cuộc đàm luận, tranh cãi, phân tích, phê bình truyện chưởng, thậm chí một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo ghiền truyện kiếm hiệp đến độ đã không ngần ngại lấy tên các nhân vât võ lâm làm bút danh như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trấn Ác)…

Các cao thủ võ lâm trong truyện chưởng Kim Dung như Lệnh Hồ Xung, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Đông Phương Bất Bại, Cừu Thiên Nhận, Âu Dương Phong, Vi Tiểu Bảo, Nhạc Bất Quần, Quách Tỉnh, Châu Bá Thông, Vương Trùng Dương… được giới trẻ coi như thần tượng, hoặc như những anh hùng hảo hán. Những tên nhân vật, chiêu thức võ công, ai cũng phải nằm lòng để không bi chê là… lạc hậu!

Hai bộ chưởng Xác chết loạn giang hồ và Lệnh xé xác (dịch giả Lã Phi Khanh) luôn là vật bất ly thân, là sách “gối đầu giường” của không ít tay anh chị giang hồ thời đó. Chưa hết, từ khi truyện chưởng Kim Dung xuất hiện, khắp hang cùng ngõ hẹp ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đi đâu cũng nghe những “tiếng lóng” nhuộm màu sắc võ lâm như: “Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma”; “Cà chán là tao cho một chưởng”; “Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái”; “Gã đó chơi ma giáo”; “Cái bang đại hiệp”; “Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập” hoặc Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam Tông Miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá…

Do sách, báo in tràn ngập truyện kiếm hiệp, đầy dẫy chiêu thức kỷ ảo, quái đản, bí hiểm như Ma Vân Chưởng, Hàn Băng Chưởng, Thất Thương Quyền, Hàm Mô Công, Giáng Long Thập Bát Chưởng, Nhất Dương Chỉ, Lăng Ba Vi Bộ… dẫn đến sự bùng nổ trào lưu thanh thiếu niên ùn ùn “tầm sư học đạo”. Một số võ đường dạy võ cổ truyền đang lèo tèo dăm bảy môn sinh, bỗng chốc học trò kéo đến nườm nượp xin thọ giáo, thầy tha hồ hốt bạc. Một số lò võ còn trương bảng chiêu sinh thường kèm luôn mấy chữ “Thiếu Lâm Nga Mi, Võ Đang, Côn Lôn”

“Hội chứng truyện chưởng Kim Dung” ở miền Nam VN trước 1975 không chỉ mê hoặc bọn du đãng cướp giật ở Sài Gòn – Chợ Lớn mơ tưởng luyện thành tuyệt kỹ Bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) nhằm dễ bề leo rào khoét vách, ôm mộng học được công phu Thủy thượng phiêu (chạy trên mặt nước) như nhân vật Cừu Thiên Nhận trong Anh hùng xạ điêu hòng thoát thân cho lẹ nếu chẳng may bị cảnh sát rượt mà còn lan sang giới chính khách.

Do quá nhập tâm truyện chưởng Kim Dung, lúc thảo luận, tranh luận, tọa đàm về đường lối kinh tế, ngoại giao, chính sách kinh tế, xã hội, an sinh… họ đều viện dẫn lý lẽ dựa trên các sự kiện, nhân vật… võ lâm trong truyện chưởng! Không chỉ “đi sâu vào thế giới Kim Dung”, nhiều người còn bỏ công sức, tiền của tổ chức các buổi “loạn đàm” về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung và sản phẩm của họ không chỉ là các bài báo lẻ tẻ mà có khi là sách, là công trình chuyên khảo về truyện chưởng Kim Dung hẳn hoi như Vô Kỵ giữa chúng ta của Đỗ Long Vân (NXB Trình Bày -1968); Nỗi băn khoăn của Kim Dung (Nguyễn Mộng Giác, NXB Văn Mới – 1972).

Một vài hãng phim ở Sài Gòn thấy đề tài kiếm hiệp “ngon ăn”, vội nhảy vào khai thác; sau Báu kiếm rửa hận thù, xuất hiện phim Quái nữ Việt quyền đạo do hãng Mỹ Vân thực hiện (đạo diễn Lê Mộng Hoàng, kịch bản Lê Khanh) với bốn “quái nữ” gồm Thanh Nga, Lệ Hoa, Á hậu Ngọc Tuyết, Ngọc Dung cùng Thanh Việt, Văn Chung, Khả Năng, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Bảo Quốc, Kim Ngọc, Kim Cúc, Năm Châu, chỉ đạo võ thuật: Lý Huỳnh; Long hổ sát đấu do hãng phim Cửu Long thực hiện (chỉ đạo võ thuật là võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt và Lý Huỳnh) với các nghệ sĩ Trần Quang, Hoàng Long, Việt Hùng, Bạch Lan Thanh, Ngọc ĐanThanh, Ba Vân, Lý Huỳnh
========

Mấy tác phẩm đầu của Kim Dung do Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch nhưng về sau Hàn Giang Nhạn nổi lên lấn lướt. Phải nói ông dịch mà như Việt hóa, ngôn ngữ cực kỳ sống động, ví dụ điển hình là lời lẽ Đào Cốc lục tiên, Bao Bất Đồng, Vi Tiểu Bảo... Ông là người quen thân với ba tôi nên mỗi khi truyện in thành sách, ông sai con đem đến tận nhà tặng, tôi lại được dịp luyện lại từ đầu. Lại thêm chú Tàu già chủ NXB Đại Hưng trên đường Cao Thắng gần ngả tư Phan Đình Phùng, chuyên xuất bản cho Hàn Giang Nhạn, cũng là người quen thân của ba tôi, nên thỉnh thoảng tôi đi học ngang, ông kêu vào cho lựa một bộ đem về...

Trong các tác phẩm của Kim Dung, tôi say mê nhất là Cô gái Đồ Long, Thần Điêu Đại hiệp, Tiếu ngạo Giang hồ, Lộc Đỉnh ký. 

Anh hùng Xạ điêu, Lục mạch Thần kiếm, Hiệp Khách hành cũng mê nhưng chỉ vừa vừa thôi, không đọc đi đọc lại nhiều lần. Bây giờ nhớ lại, ba nhân vật chính của ba bộ này đều khờ khờ ngu ngu như Quách Tĩnh, Thạch Phá Thiên hoặc dại gái quá cỡ như Đoàn Dự tôi không thích, một cách vô thức. Hoàng Dung láu cá tôi cũng không ưa. Dù sao trong Lục mạch Thần kiếm còn có Kiều Phong bù đắp.
Nếu hỏi, đến với Kim Dung sớm như vậy, từ năm bảy tuổi, có bị ảnh hưởng trong việc hình thành tính cách không, tôi khẳng định là có. Đó là sự phân biệt chính tà rõ rệt, là quan niệm về quân tử đại trượng phu, là chút triết lý Lão Trang qua Vương Trùng Dương, Xung Hư, Trương Tam Phong, là tình yêu thánh thiện của Dương Qua-Tiểu Long Nữ hoặc hồn nhiên tự đến chống cũng không được của Vô Kỵ-Triệu Minh...

Thấp thoáng trong những bộ truyện đầu "tà chính phân minh" này, hình ảnh những con người có tính cách "người thường" nhiều hơn là con người lý tưởng hóa chẳng hạn như Hoàng Dược Sư, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Hoàng gia-Nhất Đăng.

Nhưng, phải tới Tiếu Ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký thì một xã hội thật ngoài đời và những con người rất bình thường tốt xấu xen lẫn mà hoàn cảnh mới có thể làm cho nó bộc lộ hết, xuất hiện rõ. Không còn những Quách Tĩnh tốt quá cỡ như kẻ khùng không có thật. 
==========
On Nov 27, 2020, at 5:18 PM, coi tran <bacte2001@yahoo.com> wrote:
Tôi đồng ý với anh Nội. Dịch giả Từ Khánh Phụng dịch chuyện của Kim Dung hay nhất.
Ông Từ Khánh Phụng là thân phụ của bà chị dâu tôi. 
TMC
Sent from Yahoo Mail for iPhone
On Thursday, November 26, 2020, 10:25 PM, Noi Nguyen <noidnguyen@gmail.com> wrote:
Tôi thích nhất là dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng khi dịch các chuyện chưởng của nhà văn Kim Dung.
Lời dịch như bài thơ, rất lãng mạn, văn tủ nhẹ nhàng trong dáng, chải chuốt (như thơ củ thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan) và là áng văn chương tuyệt tác.
Kế đó là Hàn Giang Nhạn.
Tháng 2 năm 1967 tôi qua Mỹ nên không có báo để đọc nữa.
N D Noi
On Nov 27, 2020, at 12:07 AM, n d t 75 <tn0475@yahoo.com> wrote:
Lớp tuổi chúng ta có lẽ ít người không biết dịch già Hàn Giang nhạn.
ndt
----- Forwarded Message -----
From: son vu 
Moi doc. 
Hàn Giang Nhạn 
Bất cứ ai từng đọc truyện kiếm hiệp của các tác giả Hồng Kông – Trung Hoa trước 1975 như Kim Dung, Ngọa Long Sinh, Cổ Long hay Từ Khánh Vân thì phải cảm ơn các dịch giả từ Sài Gòn cũ như Phan Cảnh Trung, Từ Khánh Phụng và nhất là Hàn Giang Nhạn. Ông đã bằng công sức của mình đưa những tác phẩm khó quên này đến với nhiều thế hệ bạn đọc miền Nam… 

… Ngày tôi còn bé, có nhiều khi đón hai chị em một người bạn cùng trường đạp xe từ nhà họ ở đường Bà Hạt sang nhà tôi tại khu Phan Đình Phùng chơi. Thế nào trong những lần đó, tôi cũng dẫn họ đi ăn chè miền Nam hay mì Tàu trong một con hẻm lớn đâm vào hông chợ. Trên đường ba đứa chúng tôi đi ngang qua dãy nhà đó nằm ở đường Vườn Chuối, bao giờ họ cũng hỏi: “K có biết cái nhà có căn gác gỗ kia là của ai không?”. “Của ông giáo Trang đấy!”. “Ông giáo Trang là ai?”. “Ông ấy là Hàn Giang Nhạn”. 

… Nếu tôi nhớ không nhầm, bởi vì lúc ấy mình mới 15 tuổi, bé thì ký ức có thể không chính xác, năm 1967 thì bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ đã đến với bạn đọc miền Nam rồi. Tôi có thể hồi tưởng việc đó đôi chút vì ngày ngày, mẹ tôi mua tờ Tiền Tuyến, thì cũng ngày ngày đã thấy phơi-ơ-tông ấy, qua bản dịch của ông Hàn Giang Nhạn. Đó là một Kim Dung của phơi-ơ-tông, một Kim Dung phải cày cuốc mỗi ngày khoảng 1.500 chữ để đăng từng đoạn truyện trên Minh Báo ở Hương Cảng, một Kim Dung có tác phẩm được leo máy bay đi từ Hương Cảng qua Việt Nam mỗi ngày. Truyện đó được dịch ra Việt ngữ và đăng cùng lúc trên nhiều tờ nhật báo Sài Gòn, trong đó có tờ Tiền Tuyến. Có báo đăng trước, có báo đăng sau, nhưng dường như Tiếu Ngạo Giang Hồ là đã chào đời từ gốc trước đó mấy năm, tới khi Tiền Tuyến đăng lại đã qua “mấy nước” rồi, mà vẫn còn ăn khách tới vậy. Có khi chỉ một loạt phơi-ơ-tông đó, đã cứu cho cả một tờ báo tránh khỏi cảnh thoi thóp chỉ vì toàn đăng những tin chiến sự buồn nản. 

Sau này tôi biết tới luật sư Nguyễn Văn Tầm, ngày ấy ông còn theo đại học Luật khoa và chính ông là người thư ký đã giúp ông Hàn Giang Nhạn dịch những tác phẩm Kim Dung. Trong căn gác nhỏ như đã nói trên đường Vườn Chuối, ông Hàn Giang Nhạn đọc tờ báo gốc đến đâu, là dịch ra đến đấy. Chàng sinh viên tên Tầm ngồi chờ sẵn, lót 10 tờ pơ-luya và 9 tờ giấy than, viết lời dịch miệng của Hàn tiên sinh bằng một cây bút Bic. Lúc đó dưới căn gác, cả chục người tùy phái của cả chục tờ báo đang ngồi kiên nhẫn đợi và mỗi người sẽ được phát cho một bản viết tay ấy từ chính ông Tầm. Ai may mắn lấy được những bản phía trên thì còn đọc ra chữ, ai vớ những bản phía dưới, càng sau cùng can ra nhạt thếch, thì càng chỉ còn cách xem chữ đoán ý. Sau đó là những cuộc đua thực sự, ai nấy thi nhau gò lưng đạp xe về tòa soạn mình, và thư ký tòa soạn cũng phải đọc và sửa cho thật nhanh, để còn kịp ném bài xuống nhà in, xếp chữ chì. Không ai muốn mình chậm chân cả, vì khi báo ra mà sót một kỳ đứt quãng, thì lỗ thủng nội dung ấy không thể vá nổi dễ dàng trong ngày và chỉ cần sót 2 ngày, người ta sẽ bỏ báo mình, mua báo khác. Tin tức nơi các lĩnh vực khác dù có hấp dẫn đến đâu, như chuyện “con ma vú dài”, “con gái bà Huệ là con ruột tổng thống Bokassa”, “vũ nữ Cẩm Nhung” thì dù có kéo dây tới đâu, cũng phải có hồi kết. Còn với mỗi truyện Kim Dung, nó có thể nuôi mỗi tờ báo tới cả năm. 
So với những người khác cùng giữ một dạng việc là dịch truyện kiếm hiệp như mình, Hàn Giang Nhạn chắc chắn đã nổi tiếng nhất ở Sài Gòn và cả miền Nam từ trên dưới 60 năm trước. Ông tên thật Bùi Xuân Trang, sinh 8/5/1909, tuổi Kỷ Dậu, tại Thái Bình. Năm lên 9, ông bắt đầu theo học Hán ngữ với một ông chú họ, rồi học Quốc ngữ với chính bố mình, học cả tiếng Pháp với chú ruột. Tuy gầy yếu nhưng nói về cái sự học, ông đã không được gia đình nương tay chút nào. 
Năm 21 tuổi (1930), ông đã đi dạy học tại Phú Thọ, một năm sau thì được chuyển về trường Đồng Trực, Quỳnh Côi, Thái Bình. Năm 27 tuổi, ông học được thêm tiếng Thái ở miền Bắc. Rồi chiến tranh, ông về vùng Trung du, dạy học tiếp ở Phương Lung, Kiến Thụy, Kiến An, sau đó lại quay về quê nhà. Người Pháp trở lại, 39 tuổi ông về Hải Phòng, làm việc ở Sở Công chánh. 1954, ông dẫn gia đình vào Sài Gòn, vẫn làm việc bên ngành Công chánh. 

Ba năm sau, ông về dạy học tại trường Trần Lục, Tân Định. Từ đây đến cuối đời, bằng vốn liếng Hoa ngữ của mình, ông bắt đầu kiếm thêm bằng dịch sách. Ông nhận dịch cho Nha Tu thư, Sở Học liệu của Bộ Giáo dục Việt Nam. Bộ sách đầu tiên mà ông dịch là Thiên Long Bát Bộ, sau đó là Lãnh Nguyệt Bảo Đao (Phi Hồ Ngoại Truyện), Hiệp Khách Hành, Liên Thành Quyết, Tố Tâm Kiếm (Thư Kiếm Ân Cừu Lục), Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký – Tất cả đều là tác phẩm Kim Dung và không theo thứ tự mà nhà văn đã sáng tác bên chính quốc. Ngoài ra, ông còn dịch sách của các nhà văn khác – Cũng đều là võ hiệp – như Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Cổ Long và chính ông cũng sáng tác một số tiểu thuyết võ hiệp. 

Lật lại, Hàn Giang Nhạn là người chí thú học hành nhưng gặp nhiều sự cố trong đường đời. Năm ông 17 tuổi, bà cụ thân sinh qua đời, ông đành phải bỏ học, kiếm nơi dạy kèm từ tuổi rất sớm như thế làm sinh kế mà vẫn tiếp tục theo học hàm thụ chương trình trung học. 19 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi vào ngành Sư phạm, cả tỉnh chỉ lấy có 40 giáo sinh, học tại Nam Định. Ra trường, ông tới Phú Thọ đứng lớp và chính những năm tháng gõ đầu trẻ khắp nơi như thế, đã giúp ông ngẫm ra rằng, nghề giáo tuy cao quý thật nhưng khi người ta đã có gia đình, thì lương bổng sẽ không đủ. Đó là lý do ông đi làm cho Sở Công Chánh ở Hải Phòng, thu nhập có cao hơn nhưng thời cuộc lại đẩy đưa ông vào Nam, vẫn nghề ấy mà lại vẫn phải quay về nghề giáo. Phải đến gần 50 tuổi (1957), ông giáo Trang mới có đất thực sự dụng võ với vốn liếng Hoa ngữ học từ ông chú họ của mình từ hơn 40 năm trước. Mảnh đất truyện kiếm hiệp Kim Dung, với Kiều Phong, Đoàn Dự, Mộ Dung Phục, Vương Ngọc Yến; với Yến Tử Ổ, Đại Yên, Đại Lý, Đại Liêu vây quanh Đại Tống, với chùa Thiên Long và với Nhạn Môn Quan bi hùng trong tác phẩm đầu tay mà ông đã dịch, chính là nơi giúp ông đã tìm được chỗ dừng chân cho đến hết đời. 

Như lời từ bạn viết Vũ Hợi của tôi, tức “nhà Kim Dung học” Vũ Đức Sao Biển giải thích, ngay từ đầu ông giáo Trang đã lấy bút danh là Hàn Giang Nhạn chỉ vì trong lá số Tử vi của chính ông có cách “Nhạn quá Hàn giang”, hàm ý chim Nhạn bay qua sông Hàn từ phương Bắc rét mướt về phương Nam ấm áp, như chính đời ông đã vào Nam. Nhưng theo tôi biết, câu trả lời lại chỉ đúng một phần. Phần còn lại là vì ngay từ truyện đầu mà ông đã dịch, có hình ảnh tuyệt đẹp của Nhạn Môn Quan cứ bàng bạc ám ảnh suốt chiều dài tác phẩm. Đó là cảnh Kiều Phong đáo đi đáo lại nơi ấy nhiều lần để tự vấn trong khổ đau về gốc gác thực của mình, mình là người Đại Hán hay người Khiết Đan. Hình ảnh bao đàn chim Nhạn bay qua cái cửa núi ấy, mà cũng là mốc đánh dấu biên giới giữa 2 miền đất nghịch nhau như nước với lửa, khi tráng sĩ phát hiện đau đớn rằng mình là người Liêu, hẳn đã in sâu vào sự chọn lựa của ông. Thật ra, tôi biết thế là do khôn vặt chứ chẳng hơn gì người ta bao nhiêu cả, vì lúc đó mình mới 15 thì biết gì về Đại Hán với Đại Liêu; chẳng qua nghe lỏm chuyện người lớn thôi: Mấy lần ông giáo Trang sang nhà tôi uống trà với ông già tôi. 
Sinh thời, ông giáo Trang có 3 bút danh. Bút danh Thứ Lang ký cho các tác phẩm dịch văn chương, khảo cứu, học thuật, lịch sử. Bút danh Vô Danh Khách để ký cho các bài dịch truyện hài hước hoặc các bài ngắn. Riêng bút danh Hàn Giang Nhạn để chuyên dịch những tác phẩm võ hiệp Kim Dung và các tác giả khác. Nổi danh nhất chính là bút danh Hàn Giang Nhạn, ra đời năm 1963, khi tác phẩm Kim Dung ngày ngày bắt đầu đổ vào Sài Gòn thông qua tờ Minh Báo Hương Cảng. 
Bản dịch truyện Kim Dung của ông được đánh giá là tự nhiên, phóng khoáng, tuy là văn phong võ hiệp mà lại thơ mộng. Một số đoạn văn vần trong truyện gốc khi được dịch sang tiếng Việt đã rất nhã, ví như đoạn mở đầu của Tiếu Ngạo Giang Hồ:
    Gió Xuân đầm ấm, ngàn liễu xanh tươi,
    Hoa phô sắc thắm, hương nức lòng người

hay bài thi Khiển Hoài của Đỗ Mục, trong Lộc Đỉnh Ký:
    Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâu
    Cùng người nhỏ bé ở bên nhau
    Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng
    Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu 

Để ý, niêm luật và quy thức bằng trắc trong đoạn tứ tuyệt này là không thể bắt bẻ vào đâu được.
Từ Hàn Giang Nhạn, trừ những tuyệt phẩm khác như Anh Hùng Xạ Điêu hay Thần Điêu Đại Hiệp và Cô Gái Đồ Long không do ông chuyển ngữ, những chi tiết hay đẹp trong tác phẩm Kim Dung đã đến với biết bao thế hệ bạn đọc thuộc nhiều tầng lớp xã hội ở Sài Gòn. Trên bình diện này, bất cứ ai cũng có thể tranh luận như nhau về truyện kiếm hiệp mà người ta đã đọc thấy trên mặt chữ, nếu không phải đào sâu kiến thức sâu xa hơn giữa từng dòng, và nếu không đứng trên nền tảng Triết học Đông phương để mở mang kiến thức giúp nhau. Người ta chỉ cần thấy Đoàn Dự và Du Thản Chi là những kẻ si tình bậc nhất thiên hạ là đủ rồi. Xa hơn chút nữa, người ta chỉ cần suýt soa khi biết ông bố hờ của Đoàn Dự là Đoàn Chính Thuần ngày xưa từng “ăn mặn” trong ái tình ra sao, để bây giờ con trai ông ấy (Mà thật ra là con của Đoàn Diên Khánh) phải quá “khát nước” để trở thành một kẻ thất tình vĩ đại cho đến phút chót, chỉ khi Mộ Dung Phục hóa điên. Người Sài Gòn ngày ấy chỉ biết ngỡ ngàng khi nghiệm ra, một bậc cao tăng đức cao vọng trọng như Huyền Từ, phương trượng chùa Thiếu Lâm đã có một “ngày xưa vụng dại” với người đứng thứ hai trong Tứ Ác là Diệp Nhị Nương, để nặn ra một đứa trẻ mồ côi xấu trai như Hư Trúc, xuất gia từ bé mà về sau, qua nhiều lần không thể giữ được giới luật do Trời định, sẽ trở thành phò mã và giáo chủ. Hàn Giang Nhạn không thể tự mình định ra chữ “duyên” khi vai của ông chỉ là dịch giả, nhưng ông đã giúp đưa chữ “duyên” ấy, từ Kim Dung, hoàn hảo đến với bao người.

 Ông mất ở tuổi 72 và 6 năm cuối cùng của đời mình, ông đành gác bút mãi mãi.