JustPaste.it

So sánh ERP và MES: Doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn giải pháp nào?

MES và ERP đều là những hệ thống thông tin được con người tạo ra nhằm phục vụ cho tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc quản lý sản xuất, giải quyết các vấn đề như hàng tồn kho, quy trình sản xuất…

 

Vậy đâu sẽ là giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp sản xuất? Để trả lời được câu hỏi trên, ngoài việc dựa vào tình hình doanh nghiệp, nhà quản trị cũng cần nắm rõ đặc điểm, hạn chế, lợi ích của từng giải pháp. 

 

Nguồn bài viết: So sánh ERP và MES: Doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn giải pháp nào?

 

Khác biệt giữa hệ thống MES và ERP

Hệ thống MES và ERP đều có những điểm lợi ích và hạn chế riêng, tùy theo nhu cầu người sử dụng cũng như tình hình kinh doanh hiện tại mà doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định triển khai, nhà quản trị cần nắm được tính năng của cả hai hệ thống để có thêm cơ sở đưa ra quyết định.

Kim tự tháp tự động hóa nhà máy sản xuất, dựa trên mô hình chức năng ISA 95

erpvamesthumbnail.jpg

Hệ thống ERP là một nền tảng chiến lược giúp tổ chức cải thiện hoạt động và quản lý bằng cách tích hợp các quy trình kinh doanh và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp. ERP giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh, nguồn lực trực tiếp và kế hoạch cho tương lai của mình.

Hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Kết nối các phòng ban, bộ phận trong tổ chức, quản lý trên một nền tảng theo thời gian thực.
  • Giảm thao tác nhập liệu, hạn chế sai sót khi làm thủ công và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Phân quyền, phân cấp thông minh, giảm được tối đa các trường hợp tự ý sửa tài liệu, tăng mức độ bảo mật cho tài liệu
  • Cải thiện sự cộng tác nội bộ cũng như với các nhà cung cấp và khách hàng
  • Chuẩn hóa quy trình vận hành và tối ưu chi phí
  • Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp từ xa
  • Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời với tình hình kinh doanh hiện tại

Lợi ích mà MES mang lại cho doanh nghiệp

Hệ thống MES tập trung chủ yếu vào mảng sản xuất, giúp nhà quản lý lập kế hoạch, theo dõi dây chuyền sản xuất; hiển thị dữ liệu chính xác theo thời gian thực cùng với nhiều lợi ích:

  • Giảm thiểu sai sót trong sản xuất, giảm các chi phí không đáng có, tiết kiệm thời gian
  • Dễ dàng tìm được nguyên nhân nếu có sự cố
  • Giảm thời gian nhập liệu thủ công của các phòng ban trong sản xuất
  • Giảm chu kỳ thời gian sản xuất, tăng hiệu suất và tối ưu được nguồn vốn 
  • Hỗ trợ sử dụng các thiết bị hiệu quả
  • Sắp xếp lịch trình sản xuất, nhập NVL hợp lý nhằm tăng hiệu quả sản xuất
  • Giảm số lần sản xuất hàng bị lỗi 

Hệ thống MES tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất của một doanh nghiệp nên các dữ liệu sẽ không được tích hợp đến các phòng ban khác như quản lý kho, kế toán tài chính hoặc quản lý quan hệ khách hàng. 

 

Ví dụ, một hệ thống MES sẽ cho bạn biết khi một mặt hàng đã sẵn sàng để vận chuyển nhưng sẽ không tự động xử lý bất kỳ hóa đơn nào hoặc cập nhật hồ sơ khách hàng. Để liên kết các thông tin sản xuất với các hoạt động kinh doanh, bán hàng, mua hàng và chăm sóc khách hàng cũng như là tài chính kế toán, chúng ta cần ERP – 1 hệ thống Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

 

So sánh giữa hệ thống ERP và MES

Sự khác biệt cơ bản chính là hệ thống ERP kiểm soát toàn bộ quy trình và nguồn lực của toàn bộ doanh nghiệp trong khi các giải pháp MES kiểm soát từng hoạt động để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

 

Hệ thống ERP tích hợp quy trình hoạt động của các phòng ban trên một nền tảng duy nhất, cho phép đồng bộ và lưu chuyển dữ liệu giữa các phòng ban theo thời gian thực, từ đó nhà quản lý có thể đưa ra quyết định dựa trên thông tin được cập nhật trực quan. Còn hệ thống MES là giải pháp kiểm soát chặt chẽ tiến độ và hoạt động sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực. 

 

Chính vì vậy, trong khi hệ thống ERP hỗ trợ quản lý chiến lược và nguồn lực để có thể đưa ra các đơn đặt hàng sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu, thì MES hỗ trợ việc ra quyết định vận hành và thực hiện các quy trình sản xuất trong toàn nhà máy.

 

Trong khi hệ thống ERP có thể cung cấp một cái nhìn tổng thể về một doanh nghiệp, các giải pháp phần mềm MES có thể tích hợp với các thiết bị sản xuất như máy quét mã vạch hoặc cảm biến IoT, tạo điều kiện tự động hóa.